SP013416

Thương hiệu:

NXB Tri Thức

Sách - Tây Ninh bên dòng lịch sử miền Nam (tập 1)

90,000đ

115,000đ

Thông tin kho hàng
Hàng hóa hết tại các chi nhánh

Thông số sản phẩm

Tác giả Dương Công Đức
Kích thước 16 x 24
Số trang 376
Loại bìa Bìa mềm
Xuất bản Nhà xuất bản Tri thức
Năm phát hành 2019
Mô tả chi tiết

Tây Ninh bên dòng lịch sử miền Nam (tập 1)

Vốn là một đơn vị hành chính cấp phủ trong Phiên An – Gia Định thời Ngũ trấn (1808–1832), Lục tỉnh Nam Kỳ (1832-1899), mãi tới đầu thế kỷ 20, Tây Ninh mới trở thành một trong 21 tỉnh thuộc miền Đông gian lao và anh dũng của trời Nam và người Nam. Nằm ở trung tâm của một vùng địa hình chuyển tiếp từ Cao nguyên Trung phần xuống Châu thổ Cửu Long, Tây Ninh vừa có Bà Đen cao vút, rừng rậm bạt ngàn, lại vừa có những đồi gò lượn sóng kề bên các thung lũng bãi bồi bằng phẳng mênh mông.

Tập I của công trình chuyên khảo, tác giả trình bày các vấn đề thuộc về Tây Ninh và liên quan tới Tây Ninh xuyên suốt thời gian và không gian từ đầu Công nguyên đến năm 1867 – thời điểm người Pháp chiếm trọn Nam kỳ Lục tỉnh – trong đó có tới 6 chương dành để mô tả về giai đoạn tiền sử và thời kỳ mà vùng đất và con người ở đây chịu nhiều ảnh hưởng của nền văn hóa Ấn Độ; quá trình sản sinh ra nền văn hóa tiền Óc Eo; sự ra đời của Vương quốc Phù Nam, Vương quốc Chân Lạp; những đợt chinh chiến với các quốc gia láng giềng dưới sự dẫn dắt của các chúa Nguyễn - kể cả khi hai dòng họ Nguyễn nội chiến ở phương Nam - khiến cho vùng đất rộng lớn đã sinh thành ra Angkor Wat dần dần thu hẹp, đồng thời xứ Đàng trong cứ lớn dần theo bước chân người Việt. Đối với 4 chương còn lại của tập sách, tác giả để ra thời gian 65 năm (1802-1867), kể từ lúc Nguyễn Ánh thiết lập nên triều Nguyễn, để viết về những chặng dài trước và sau cuộc nổi loạn Lê Văn Khôi, số phận chìm nổi của Phiên An trấn – Tây Ninh phủ trước các cuộc chiến tranh kiêm tính, qua đó hiện dần chất gian lao mà anh dũng của mảnh đất Tây Ninh.

 


Tây Ninh - một địa bàn có mặt khá muộn màng trên bản đồ Việt Nam. Chính vì lẽ đó mà cho tới ngày nay, đây đó trong lòng đất Tây Ninh vẫn còn những dấu tích văn hóa của một thời Phù Nam – Chân Lạp; di tích và địa danh vẫn còn lưu giữ lịch sử của một thời khói lửa binh đao với các vương quốc láng giềng. Những tiếng vọng từ quá khứ, dư âm bi hùng của ngàn xưa như đã thôi thúc Dương Công Đức khi vừa mới xong Trảng Bàng phương chí lại vất vả tìm tòi trong đống sách vở và sử liệu phủ bụi thời gian để dựng lại Tây Ninh bên dòng lịch sử Miền Nam.