SP013405
NXB Tri Thức
Sách - Xã hội diễn cảnh
136,000đ
160,000đ
Thông tin kho hàng
Chi nhánh trung tâm
Số 35 phố Quang Trung, thị xã Sơn tây - Phường Quang Trung - Thị xã Sơn Tây - Hà Nội
2 sản phẩm có sẵn
Thông số sản phẩm
Tác giả | Guy Debord |
Người dịch: | Nguyễn Tùng (dịch, chú giải và giới thiệu) |
Khổ sách | 12 x 20cm |
Số trang: | 304 |
Loại bìa | Mềm |
NXB | Nhà xuất bản Tri thức |
Năm XB: | 2024 |
Mô tả chi tiết
Xã hội diễn cảnh
1) Về tác giả:
Guy Debord (1931 – 1994), mẹ ông thuộc một gia đình tư sản trung lưu chủ nhà máy sản xuất giày. Cha ông chỉ là một điều chế viên dược, bị bệnh lao phổi sau khi ông ra đời, và mất khi ông mới lên bốn.
Trước Thế chiến II, sau khi dọn xuống Nice, mẹ Debord sống và có thêm hai con (một gái một trai) với Domenico Bignoli, một người Italia dạy lái ô tô và hoạt động cho phát xít Italia ở vùng Côte d’Azur, mà Debord rất quý. Nhờ ông Bignoli, Debord biết tiếng Italia. Năm 1942, gia đình ông dời đến Pau. Năm sau, mẹ Debord lại yêu một công chứng viên giàu có, nên đoạn tuyệt với Bignoli. Năm 1945, gia đình dời đến Cannes, nơi Debord học trung học rồi đậu tú tài vào năm 1951. Năm 1952, mẹ Debord yêu một người đã có vợ và dan díu với ông này trong gần 30 năm.
Theo Christophe Bourseiller, do hầu như không có cha, Debord luôn ngờ vực các “khuôn mặt cha”; chính vì thế ông đã chống phá những người mà ông đã chịu ảnh hưởng sâu sắc như André Breton (1896-1966), Cornelius Castoriadis (1922-1997), Henri Lefebvre (1901-1991)..., theo kiểu một đứa con hay có ý nghĩ giết cha!
Nổi tiếng với cuốn Xã hội diễn cảnh được xuất bản trước phong trào tháng 5.1968 khoảng nửa năm. Guy Debord đã sáng lập Quốc tế chữ cái năm 1952, rồi Quốc tế tình huống, 5 năm sau đó. Vì nghiện rượu nặng, ông bị bệnh viêm nhiều dây thần kinh, nên đã tự sát năm 1994. Dù ông thường được xem là nhà cách mạng triệt để, năm 2009, chính quyền Pháp (thuộc cánh hữu) đã chính thức công nhận tư liệu lưu trữ của ông là “bảo vật quốc gia”…
2) Về tác phẩm:
Xã hội diễn cảnh (xuất bản năm 1967) là tác phẩm nổi tiếng nhất của Guy Debord. Bắt chước lối viết của K. Marx trong cuốn Thesen über Feuerbach (Luận điểm về Feuerbach), nó bao gồm 221 luận điểm thường độc lập với nhau và được chia thành 9 chương.
… Ngay từ năm 1992, Gallimard, nhà xuất bản lớn và rất có uy tín của Pháp, đã xuất bản Xã hội diễn cảnh, rồi các tác phẩm khác của ông. Năm 2006, toàn bộ các sách của Debord cũng như các văn bản chưa xuất bản đã được tập hợp thành bộ Œuvres (Tác phẩm).
Ngày 29.1.2009, nhà nước Pháp (dù do cánh hữu nắm quyền) đã ra nghị định xếp toàn bộ các tư liệu lưu trữ của Debord vào di sản quốc gia để chống lại việc Đại học Yale (Mỹ) muốn mua chúng. Nghị định này cho rằng chúng có “tầm quan trọng lớn cho lịch sử tư tưởng nửa sau thế kỷ 20 và cho việc nhận thức về những việc làm luôn gây tranh cãi của một trong số các trí thức lớn của thời kỳ này”. Vào đầu tháng 3.2010, Thư viện Quốc gia Pháp đã bỏ ra 2,75 triệu euro để mua các tư liệu lưu trữ nói trên trong đó có khoảng 1.400 thẻ đọc mà một phần ba là về binh pháp và chiến lược. Debord có lần tâm sự với triết gia Italia Giorgio Agamben rằng ông không phải là triết gia mà là một nhà chiến lược: ta đừng quên là vào khoảng năm 1955, ông đã sáng tạo “trò chơi chiến tranh” (jeu de la guerre), dựa trên lý thuyết của Clausewitz về chiến tranh. Điều này cũng giải thích tại sao cuộc triển lãm về Guy Debord do Thư viện Quốc gia Pháp tổ chức lại lấy tên là “Guy Debord, un art de la guerre” (Guy Debord, một nghệ thuật về chiến tranh).
Lời dịch giả
Do lối viết rất trừu tượng và tối tăm theo kiểu Hegel, Xã hội diễn cảnh có nhiều từ, cụm từ, câu và đoạn văn rất khó hiểu, nên dịch giả đã phải mất hơn 5 năm, tôi đã bỏ ra rất nhiều công sức để dịch Xã hội diễn cảnh và nhiều khi tôi đã rất bực bội trước sự bất lực của mình, vì phải ở vào tư thế của một người không bao giờ biết được các giải đáp của mình cho những câu đố hiểm hóc - mà dường như Debord đã tạo ra - là đúng hay sai, vì Debord sẽ chẳng bao giờ gật hay lắc đầu! Mỗi khi gặp khó khăn, tôi đều tham khảo ba bản dịch tiếng Anh[1], nhưng chúng đã không giúp tôi được gì, vì các dịch giả của chúng cũng đã ở vào tư thế giống hệt như tôi! Trong Lời tựa cho bản dịch tiếng Italia in lần thứ tư, Debord đã tố cáo gay gắt sự “bất cập tột độ” (extrême carence) của nhiều bản dịch mà theo ông chủ yếu là do các nhà kinh doanh chạy theo“lợi nhuận” “lệ thuộc vào việc xuất bản nhanh và vào chất lượng xấu của vật liệu được sử dụng”, chứ ông hoàn toàn không quy một phần trách nhiệm (không nhỏ chút nào!) cho lối viết (cố tình?) tối tăm của mình. Dĩ nhiên, nếu bản dịch này còn nhiều câu chữ dịch sai hay nhất là khó hiểu, thì người dịch cũng xin nhận lấy phần trách nhiệm của mình, chủ yếu là do hiểu biết có hạn chứ không phải vì thiếu nỗ lực. Rất mong độc giả rộng lượng thứ lỗi và chỉ giáo!
Nguyễn Tùng
3) Điểm nhấn:
“Diễn cảnh không phải là một tập hợp hình ảnh, mà là một quan hệ xã hội giữa những con người, qua sự trung gian của hình ảnh.”
“Diễn cảnh không thể được hiểu như là sự lạm dụng một thế giới của thị giác, sản phẩm của các kỹ thuật quảng bá ồ ạt các hình ảnh. Nó thực ra là một Weltanschauung (thế giới quan) trở nên có hiệu lực, được thể hiện thành vật chất. Đó là một thế giới quan được khách thể hóa.”
(Trích Chương I, Xã hội diễn cảnh, Guy Debord , dịch giả: Nguyễn Tùng, NXB Tri thức).